CƠ SỞ DỮ LIỆU
QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA
THÔNG MINH

Chúng tôi tin rằng với trang web mà chúng tôi đã tạo ra sẽ giúp các bạn có cách nhìn khách quan hơn về lượng rác thải nơi bạn sinh sống. Qua đó, với giao diện xanh – sạch – sáng, chúng tôi hy vọng có thể nâng cao ý thức của các bạn về vấn đề ô nhiễm môi trường.

GIỚI THIỆU CHUNG

ĐẶNG ANH THƯ

Học sinh chuyên Tin trường THPT chuyên Khoa học Huế
Phụ trách về thu thập, phân tích CSDL

PHẠM VÕ QUỲNH NHƯ

Học sinh chuyên Tin trường THPT chuyên Khoa học Huế
Phụ trách về nội dung và thống kê CSDL

PGS.TS. HOÀNG CÔNG TÍN

Trưởng Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Chuyên ngành Môi trường và Nông nghiệp
Cố vấn khoa học của đề tài

BỐI CẢNH
Ô NHIỄM RTN

Hàng năm lượng rác thải được thải ra ngoài môi trường rất lớn và hiện nay nó chưa được quản lý rõ ràng nên lượng rác thải nhựa đã gây thất thoát ra ngoài môi trường tự nhiên.. Có hơn 50% là từ đồ nhựa dùng một lần và con số này không hề dừng lại mà nó còn tăng lên mỗi ngày. Vậy lượng rác thải này sẽ đi về đâu nếu không được thu gom và xử lý như tái chế, đốt hay chôn lấp.

Mục tiêu của đề tài này là xây dựng một cổng thông tin điện tử tích hợp (web portal) để có thể chia sẻ hiệu quả, phổ biến rộng rãi các dữ liệu, các văn bản pháp lý, tư liệu hóa về các chủ đề trọng tâm liên quan đến quản lý chất thải rắn: có thể đáp ứng các yêu cầu như lưu trữ, cập nhật, xử lý, tích hợ, liên thông, đồng bộ dữ liệu và chia sẻ, phố biến thông tin.

MỤC TIÊU

RÁC THẢI NHỰA

Rác thải nhựa là gì?

Là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến, các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, sản phẩm nhựa khó thu hồi, khó tái chế,… và bị đem vứt bỏ.

Bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, đồ chơi cũ bằng nhựa… những sản phẩm này có đặc điểm là thời gian phân hủy lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn năm.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết, mỗi năm tại Việt Nam thải ra:
· Khoảng 3,1 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường.
· Khoảng 0,28 triệu tấn đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển.
· Khoảng 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.
Trong đó, rác thải nhựa được phát sinh từ 3 nguồn chính:
- Hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng
- Hoạt động kinh tế - xã hội
- Hoạt động y tế

NGUỒN GỐC

Những tác động của rác thải nhựa

Đối với môi trường sống

Những rác thải bị bỏ ra môi trường và xử lý bằng đốt, chôn lấp đó đang gây ra rất nhiều nguy hại cho môi trường. Bên cạnh đó việc chôn lắp rác thải không đúng cách đồng thời làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng làm cho môi trường khô cằn và thiếu đi bóng mát của cây xanh.
-Mặt khác ô nhiễm nguồn nước, đất đa phần là do các rác thải nhựa sinh hoạt hằng ngày của con người chúng ta, gây ra cái chết cho những động vật biển và động vật trên bờ .

Đối với con người

- Hiện nay sức khỏe, tính mạng con người đã và đang bị ảnh hưởng từ các sinh vật, động vật biển khi chúng vô tình nuốt những rác thải nhựa trôi nổi trên bề mặt nước.
- Ngoài ra sức khỏe của con người có thể bị đe dọa trong quá trình tạo ra sản phẩm nhựa hay trong quá trình sử dụng nhựa kém chất lượng.
- Bên cạnh đó sức khỏe cũng sẽ suy giảm bởi các khí thải, khi đốt rác thải nhựa vì các khí đó dễ dàng xâm nhập vào con người qua các đường hô hấp,…

THÀNH PHỐ HUẾ

Thành phố mộng mơ

- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế từng là kinh đô Phú Xuân thời kỳ cận đại Việt Nam từ năm 1802 đến 1945 dưới triều Nguyễn. Thành phố Huế mới có diện tích tự nhiên hơn 265 km2, quy mô dân số trên 652.570 người; có 36 đơn vị hành chính, gồm 29 phường, 7 xã và trải dài từ thượng nguồn sông Hương đến tận cửa biển Thuận An.
- Thành phố thực hiện các chính sách hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phát triển các khu công nghiệp sạch, đổi mới thiết bị công nghệ để sản xuất hàng hóa có sản phẩm chất lượng, hình thành khu vực sản xuất rau củ quả và sản phẩm chăn nuôi sạch, an toàn
- Trong năm 2023, Thừa Thiên Huế đặt ra 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, trong đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP 9-10%; GRDP bình quân đầu người 2.670 – 2.760 USD.

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC

Hình Ảnh Hoạt động

Video giáo dục